Việc xây dựng thương hiệu và duy trì các yếu tố nhận diện thương hiệu nhất quán và rõ ràng sẽ giúp thương hiệu tạo dựng được lòng tin và sự trung thành từ khách hàng. Các yếu tố này giúp phân biệt thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh và tạo dựng mối quan hệ bền vững với người tiêu dùng.
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Xây dựng thương hiệu hay còn gọi là xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu là tập hợp các công cụ hoặc yếu tố được công ty sử dụng để tạo ra hình ảnh thương hiệu. Có tám yếu tố để tạo nên bộ nhận diện thương hiệu mà chúng ta sẽ làm rõ hơn ở bên dưới, nhưng nôm na sẽ bao gồm: Tên thương hiệu, Logo, slogan (khẩu hiệu), màu sắc, phong chữ, yếu tố đồ họa, hình ảnh, âm thanh.
Xây dựng thương hiệu thương hiệu nói cho dễ hiểu chính là cách bạn làm cho khách hàng nhận ra bạn giữa muôn vàn những thương hiệu mà họ gặp hàng ngày. Những điều cốt lõi để xây dựng nên nhận diện thương hiệu xuất phát từ sứ mệnh, giá trị của thương hiệu, mục tiêu mà thương hiệu hướng đến, nó sẽ mô tả những gì mà công ty muốn đạt được. Giống như một cá nhân nào đó, thương hiệu cũng có tính cách riêng: Sang trọng, tao nhã dành cho những quý cô dịu dàng yêu kiều, hay một thương hiệu năng động , trẻ trung, vui vẻ và tràn đầy năng lượng, hay thương hiệu lịch lãm, quyến rũ dành cho những quý ông thật sự.
Bằng tám yếu tố trên bạn sẽ tạo ra những câu slogan, những cái tên, những màu sắc, những tế tố họa tiết nói lên được tính cách thương hiệu mà bạn mong muốn.
Thương hiệu và nhãn hiệu khác nhau thế nào
Tôi tin rằng đây là khái niệm dễ bị nhầm lẫn nhất do thông cáo báo chí hay các yếu tố truyền thông, nên tôi sẽ làm rõ vấn đề này một cách dễ hiểu nhất. Thực tế thương hiệu và nhãn hiệu là 2 khái niệm hoàn toàn khác biệt và có vai trò, đặc điểm riêng. Một số cho rằng, thương hiệu chỉ là một cái tên, hoặc thậm chí chỉ cần một chiếc logo đẹp là xong.
+ Nhãn hiệu: Là yếu tố hữu hình, nhãn hiệu bao gồm từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh và thậm chí là các yếu tố đa chiều có thể thay đổi linh hoạt theo xu hướng và nhu cầu thị trường. Nhãn hiệu thường tồn tại trong thời gian ngắn và được bảo hộ pháp lý trong khoảng 10 năm, có thể gia hạn và đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ.
+ Thương hiệu: được xem là tài sản lớn vô hình , thương hiệu là thành quả mà mọi doanh nghiệp hướng đến để nâng cao vị thế cạnh tranh trong ngành. Nó không chỉ là logo hay tên gọi, mà còn là giá trị, tầm nhìn và mối quan hệ với khách hàng. Bao gồm tên nhãn hiệu , kết hợp với nhiều yếu tố khác như logo, font chữ, màu sắc, âm thanh, ….
Tạo sao nhận diện thương hiệu lại quan trọng đến vậy?
“Bộ mặt “ thương hiệu của bạn
Như vừa nói ở trên, thương hiệu là tất những yếu tố nói lên được đặc điểm của doanh nghiệp . Nó nói lên được rằng khi nhìn thấy một logo nào đó, một màu sắc nào đó, hay một câu slogan nào đó là họ có thể nhận ra được bạn, nên những gì mà ta cố gắng xây dụng cho thương hiệu chính là xây dựng cho bộ mặt doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn, chỉn chu và đáng tin cậy trong mắt khách hàng.
Sự tín nhiệm và Độ tin cậy
Một bộ nhận diện thương hiệu không chỉ làm cho sản phẩm của bạn đáng nhớ hơn, nó làm cho thương hiệu của bạn trở nên uy tín hơn trên thị trường. Bởi con người có thói quen lựa chọn những thứ mà họ cho là quen thuộc, và khi một thương hiệu xuất hiện nhiều lần trong mắt họ với một hình ảnh uy tín, họ sẽ ghi nhớ và tin tưởng hơn so với những thương hiệu chưa bao giờ gặp
Tạo được sự ghi nhớ trong lòng khách hàng
Vai trò to lớn nhất của bộ nhận diện thương hiệu chính là tạo sự ghi nhớ trong lòng khách hàng. Hẳn bạn sẽ thấy rất quen thuộc với câu slogan – trẻ học điều hay ngại gì vết bẩn với màu sắc thương hiệu là màu đỏ. Bạn đã nhận ra đó là thương hiệu nào chưa. Vâng ! Đó chính là OMO. Với hàng loạt chiến dịch nhằm ghi điểm trong mắt khách hàng và màu đỏ lặp đi lặp lại với những câu slogan tương tự, giúp khách hàng ghi nhớ lâu hơn. Đây là ví dụ tiêu biểu cho sự thành công của xây dựng thương hiệu.
Và khách hàng ghi nhớ bạn nhiều hơn, có khả năng cao bạn sẽ được chọn so với đối thủ.
Tiết kiệm thơi gian
Giúp nhắm đúng khách hàng mục tiêu , bạn dễ dàng thực hiện các kế hoạch đã đề ra, marekting tiếp cận đúng tệp khách hàng mong muốn, xây dựng lfong tin trong lòng họ dễ dàng. Còn điều gì tuyệt vời hơn khi sản phẩm của bạn được đặt lên kệ giữa hàng hàng ngàn sản phẩm khác, nhưng khách hàng vẫn lựa chọn bạn. Xây dựng thương hiệu đúng sẽ giúp bạn đi đúng hướng ngay từ đầu và tạo niềm tin nhanh nhất trong lòng khách hàng, bạn có thể sẽ bán được hàng nếu chẳng có thương hiệu, nhưng bạn sẽ chẳng thể đi xa nếu không có thương hiệu.
Nếu không có thương hiệu, APPLE mãi mãi chỉ là quả táo, visa chỉ là sổ thông hành đưa bạn đi khắp thế giới và CHRISTON DIOR cũng chỉ là tên của một nhà thiết kế.
Các yếu tố nhận diện thương hiệu là gì?
Tên
Thương hiệu không đơn thuần chỉ bao gồm cái tên nhưng thứ đầu tiên khi nhắc đến là tên. Tên thương hiệu không chỉ đóng vai trò nên tên tuổi, mà thông qua đó còn thể hiện rõ nét văn hóa lẫn tính cách đặc thù của mọi thương trên thị trường.
Tên thương hiệu cần thể hiện rõ ràng và dễ đọc, dễ nhớ và dễ phát âm. Cần hạn chế một cái tên có quá nhiều âm tiết,. Trừ trường hợp bạn tạo ra được một cái tên đặc biệt ấn tượng. Còn lại đa số đều là những cái tên dễ đọc và ngắn gọn dễ nhớ như Coca Cola, Pepsi, Visa, Tesla, Facebook, Apple,…
Logo
Không đơn giản là một hình ảnh đồ họa , mà còn là “ bộ mặt” của thương hiệu. Góp phần trong việc hình thành nhận thức trong mắt khách hàng. Ngoài việc thể hiện được ý nghĩa bản sắc thương hiệu, Logo còn là biểu trưng, là cầu nối giữa sản phẩm và nhận thức khách hàng.
Logo được bảo hộ pháp lý, định rõ tư cách thương hiệu và đảm bảo sự độc quyền trong thị trường.
khẩu hiệu – Câu slogan
Khẩu hiệu bao gồm mojtt câu ngắn gọn mô tả chính xác đặc điểm thương hiệu, mục tiêu muốn hướng tới, hay sứ mệnh của thương hiệu.
Ví dụ:
Viettel : hHãy nói theo cách của bạn
Biti’s: Nâng niu bàn chân Việt
Kinh Đô: Thấy Kinh Đô là thấy Tết
Vinaphone: Không ngừng vươn xa
Cà phê Trung Nguyên: Khơi nguồn sáng tạo
Các yếu tố đồ họa hay họa tiết
Hình ảnh và đồ họa (Imagery and Graphics): Bao gồm các hình ảnh, biểu tượng, và đồ họa được sử dụng để truyền tải thông điệp thương hiệu và tạo ra sự nhất quán trong nhận diện thị giác.
Bao bì (Packaging):
Thiết kế và kiểu dáng của bao bì sản phẩm, góp phần quan trọng vào việc thu hút và giữ chân khách hàng.
Âm thanh
Chắc hẳn bạn sẽ khá quen thuộc những những câu “ministop xin chào” “Circle K xin chào” những điểm chạm đầu tiên khi khách hàng đặt chân tơi cửa hàng, dù là trong vô thức, khách hàng vẫn sẽ nhớ đến câu quen thuộc khi nhắc đến những thương hiệu này.
Thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp đi lâu dài và phát triển bền vững theo thời gian. Việc xây dựng thương hiệu là một quá trình gian nan và không đơn giản nhưng hiệu quả mang lại rất cao. GBM đồng hành cùng doanh nghiệp trong câu chuyện xây dựng thương hiệu của khách hàng.